ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Phân biệt đối xử và nghiện ngập(1)
Bất chấp việc pháp luật đã đưa ra những bộ luật để hạn chế cũng như bảo vệ quyền lợi của những người đang chịu sự phân biệt đối xử, vẫn có rất nhiều người đã và đang phải từng ngày chịu đựng các hình thức khác nhau của phân biệt đối xử. Việc phân biệt đối xử có thể ảnh hưởng lên tất cả các chủng tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi. Nó có thể dẫn tới các tổn thương về tinh thần và kéo theo hàng loạt các hậu quả khác. Đặc biệt là khi sự phân biệt tác động lên những người trẻ, độ tuổi mà con người chưa có đủ độ chín chắn để kiểm soát cảm xúc của mình trước sự phân biệt đối xử. Phân biệt đối xử có thể là nguyên nhân dẫn đến những hậu quả khôn lường. Từ việc ảnh hưởng đến tâm lí dẫn tới thiếu tự tin, kích động gây ra những hành vi bạo lực, trầm cảm, xa hơn nữa là các rắc rối với chất kích thích, thất nghiệp, suy nghĩ tự tử, v.v. Vì thế việc hiểu được cách phân biệt đối xử gây ảnh hưởng lên con người như thế nào là rất quan trọng để chúng ta có thể chuẩn bị tinh thần và các biện pháp để đối phó với nó.
Các hình thức của phân biệt đối xử.
Phân biệt đối xử có thể thể hiện qua rất nhiều hình thức khác nhau, nhưng bản chất chung của nó là cách đối xử thiếu công bằng với một nhóm người hoặc một người có những đặc điểm riêng về màu da, dân tộc, giới tính, diện mạo…Việc phân biệt đối xử có thể khiến công việc và cuộc sống của những người này chịu ảnh hưởng, từ việc tìm việc làm đến những sự kì thị và bắt nạt từ những người xung quanh – những điều mà không ai trên thế giới xứng đáng phải chịu. Theo đại học Nam Idiana, phân biệt đối xử không chỉ thể hiện ra bằng những hình thức trực tiếp. Có rất nhiều hình thức phân biệt đối xử “ngầm” thường xảy ra tại các cơ quan, trường học, hay bất kì đâu trong xã hội:
- Chỉ trích gián tiếp: nó có thể bao gồm việc sử dụng những hình ảnh và ngôn ngữ để phân biệt đối xử, dè bỉu một nhóm người hoặc một người cụ thể.
- Xúc phạm gián tiếp: Sử dụng những từ ngữ tiêu cực và nhạy cảm khi nhắc đến một nhóm người hoặc một người nào đó với mục đích miệt thị.
- Thể hiện sự bất mãn: hành động thể hiện sự không tán thành cũng như xem thường một nhóm người hoặc một người cụ thể trong xã hội, biểu hiện bằng cách sử dụng những từ ngữ có tính kì thị để gọi những nhóm hoặc cá nhân này, ví dụ như “mọi đen” với những người da màu.
Những điều này có thể diễn ra trong cuộc sống hàng ngày vì vậy xác định và nhận diện được những hành động tiêu cực này là một trong những bước cần thiết để giải quyết những tác hại mà phân biệt đối xử có thể đem lại.
Việc bị phân biệt đối xử là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc mất kiểm soát sử dụng chất gây nghiện trong xã hội. Nhìn nhận từ góc độ của những người bị phân biệt đối xử, chúng ta hoàn toàn có thể nhìn nhận ra nguyên nhân của thực tế này. Khi con người bị xúc phạm và tổn thương nghiêm trọng về mặt tinh thần vì một lí do họ khác biệt hay vì một lí do nào đó không giải thích nổi như màu da, dân tộc, v.v, sống trong một môi trường như thế rất dễ dẫn đến các trạng thái tiêu cực về mặt tinh thần cụ thể như căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm. Mặt khác, yếu tố hàng đầu dẫn đến lạm dụng ma túy là việc con người chán ghét thực tại cuộc sống, vì lẽ đó, phân biệt đối xử có mối liên hệ mật thiết với nhiều vấn đề xã hội khác trong đó có việc nghiện chất kích thích.
Việc đối mặt với phân biệt đối xử là không đơn giản, sự thành kiến của xã hội có thể gây ra những tổn thương không nhỏ về mặt tinh thần cho người bị phân biệt. Họ có thể cảm thấy bị tách biệt với mọi người xung quanh và đó chính là điều kiện rất lí tưởng để tìm đến các loại chất kích thích nguy hiểm. Họ sẽ mắc phải một vấn đề tâm lí rằng không ai hiểu hoàn cảnh và những gì họ đã phải trải qua. Trên thực tế, có khá nhiều người đã và đang phải trải qua sự phân biệt, đồng nghĩa với việc những sự trợ giúp và tư vấn sẽ luôn là lựa chọn tốt cho những người đang chống lại sự phân biệt đối xử. Việc một mình chịu đựng và tích tụ những cảm xúc xấu sẽ rất nguy hiểm, luôn trong trạng thái căng thẳng cũng như tức giận sẽ khiến con người ta lâm vào tình trạng mất kiểm soát.
Việc nói chuyện với những người xung quanh để xin lời khuyên và sự trợ giúp là rất quan trọng. Đôi khi những chia sẻ của người bị phân biệt sẽ bị phớt lờ, vì vậy hãy chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và hiểu được những gì mình đang phải đối mặt và tìm những đối tượng phù hợp để tìm kiếm sự trợ giúp. Với một số người sẽ là rất khó khăn để mở lời về những gì đã xảy ra với họ, một phần có thể họ sợ rằng những người xung quanh sẽ đánh giá rằng bản thân quá nhạy cảm hoặc tệ hơn là không ai tin hay hiểu cho cảm giác khi bị phân biệt đối xử. Vì thế, những người mà bạn nên tìm đến để nói chuyện, chia sẻ sẽ là người thân trong gia đình, vì cũng có thể họ cũng đã từng trải qua những cảm giác tương tự.
Một khi đã tìm được những con người phù hợp để chia sẻ những cảm giác của bản thân và đi đến kết luận rằng bạn đang bị phân biệt đối xử, việc biết rằng mình không xứng đáng để bị đối xử như thế và cũng như biết được rằng có rất nhiều cách bảo vệ những người bị phân biệt đối xử luôn là chỗ dựa quan trọng để họ chống lại những định kiến không đáng có. Đặc biệt ở những cơ quan, ban ngành hay trường học, việc phân biệt đối xử hoàn toàn có thể khiến ai đó phải chịu trách nhiệm pháp lí. Thế nhưng, mọi việc không đơn giản như vậy.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác