ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Ngăn ngừa và xử lý tái nghiện
Tái nghiện là hiện tượng khi người đã từng cai nghiện chất kích thích thành công nhưng quay lại sử dụng và tiếp tục lạm dụng ở mức nguy hiểm, việc tái nghiện là bình thường và hoàn toàn có cách để sửa chữa dù sẽ mất thời gian và công sức. Cho dù bạn có nỗ lực bao nhiêu và kiên định với việc tránh xa khỏi những tác hại của chất kích thích. Sẽ có những thời điểm nhất định bạn sẽ tái nghiện. Theo Ủy ban quốc gia về phòng chống lạm dụng chất kích thích, khả năng tái nghiện của những người đang thực hiện cai nghiện rải rác trong khoảng từ 40 – 60%.
Sau khi tái nghiện, đa phần người nghiện sẽ cảm thấy xấu hổ và hối hận. Họ sẽ cảm thấy bất lực và mất động lực để tiếp tục cai nghiện. Thay vì tìm cách chống lại các tác hại của việc tái nghiện, hãy ngăn cản nó xảy ra ngay từ đầu bằng cách xác định các nguyên nhân dẫn tới việc tái nghiện.
Điều gì dẫn đến tái nghiện.
Tái nghiện sau một thời gian cai nghiện thành công là một hiện tượng không hiếm. Ước tính có khoảng 50% những người cai nghiện thành công không thể kìm hãm được bản thân và trở lại con đường cũ. Một số dấu hiệu sau đây có thể cảnh báo việc tái nghiện có thể xảy ra :
- Không coi trọng việc giữ tỉnh táo cho bản thân. Họ luôn cho rằng việc đã cai nghiện thành công thì họ dễ dàng kiểm soát lượng sử dụng của bản thân nhưng thực tế chứng minh điều ngược lại. Việc cẩn trọng luôn là cần thiết và các nỗ lực kiềm chế bản thân không chỉ cần được phát huy trong mà còn sau quá trình cai nghiện. Điều này có thể được khắc phục bằng cách tìm sự giúp đỡ từ người thân và những người có kinh nghiệm để tìm cách khắc phục khi mọi chuyện chưa quá nghiêm trọng.
- Không có sự trợ giúp từ phía những người xung quanh. Một người mới chỉ cai nghiện thành công vẫn cần sự giúp đỡ nhiều như trong thời gian cai nghiện, điều này có thể ngăn cản nguy cơ tái nghiện. Việc những người xung quanh giữ sự giám sát và quản lí sẽ giúp cho người cai nghiện trở nên tỉnh táo trước những mối đe dọa tái nghiện.
- Người nghiện không thực sự quyết tâm cai nghiện. Ở một số trường hợp, việc cai nghiện là một việc ép buộc và người nghiện chỉ làm thế vì áp lực từ bên ngoài thay vì có ý muốn bỏ chất kích hoàn toàn. Những người như vậy sẽ có khả năng tái nghiện cực kỳ cao.
- Người nghiện chưa thực sự sẵn sàng cho cuộc sống sau cai nghiện. Việc có được một kế hoạch rõ rằng sau khi quay trở lại cuộc sống lành mạnh là điều cần thiết. Điều quan trọng là người nghiện cần hiểu được những gì có thể ảnh hưởng sâu rộng và đe dọa kết quả cai nghiện của họ, ví dụ như những mâu thuẫn gia đình, những mối quan hệ xấu ngoài xã hội, sự xa lánh và kì thị. Việc nhận biết được những vấn đề đó và tìm cách giải quyết sớm sẽ mang lại sự đảm bảo cho những kết quả mà người nghiện phải bỏ biết bao công sức mới đạt được.
Cách đối phó với tái nghiện.
Việc đầu tiên là xác định tính nghiêm trọng của việc tái nghiện, nếu chất gây nghiện là các chất có nồng độ nhẹ và ở mức chấp nhận được như rượu thì hãy nỗ lực hạn chế nó càng nhiều càng tốt. Nếu cường độ sử dụng lớn đồng thời chất gây nghiện là những chất có cường độ mạnh như heroin hay cocaine, việc quay lại các trung tâm điều trị cai nghiện cần thực hiện ngay lập tức.
Khi trở lại điều trị cai nghiện, lần này hãy đào sâu vào các biện pháp có hiệu quả lâu dài như điều trị tâm lí- hành vi (CBT), liệu pháp này sẽ nhắm vào nhận thức và tạo ra những suy nghĩ nhằm phản ứng sao cho hợp lí với các tình huống có thể khiến người nghiện tiếp tục sử dụng chất kích thích. Một số biện pháp có kết quả lâu dài khác có thể kể đến như sử dụng các liệu pháp tâm lí trị liệu như nghệ thuật, âm nhạc, yoga,…
Từ thời điểm trở lại cai nghiện, người nghiện cần tập trung vào những điều tích cực để trở lại cuộc sống lành mạnh. Họ sẽ cần vài tháng để trở lại như trước đây. Với sự giám sát nghiêm ngặt và những quy định khắt khe hơn so với lần cai nghiện trước, người nghiện cần phải có sự chuẩn bị về mặt tâm lí cực kỳ vững vàng.
Đừng ngần ngại tìm sự trợ giúp.
Nếu bất kỳ ai đã cai nghiện thành công và đang phải đối mặt với những nguy cơ tái nghiện, hãy tìm đến những sự hỗ trợ. Hãy nhớ rằng ngăn chặn việc tái nghiện xảy ra sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc cai nghiện lại nữa.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác